SaiGonNhoWeekly
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

Lễ Hội và “Văn Hoá Đường Phố”

Go down

Lễ Hội và “Văn Hoá Đường Phố”  Empty Lễ Hội và “Văn Hoá Đường Phố”

Post by Admin Wed Feb 15, 2017 9:24 am

Lễ Hội và “Văn Hoá Đường Phố”  12778610

Lễ Hội và “Văn Hoá Đường Phố”  A-3-le10

Lễ Hội và “Văn Hoá Đường Phố”  A-4-lo10

Lễ Hội và “Văn Hoá Đường Phố”  Aa_cp-10

Lễ Hội và “Văn Hoá Đường Phố”  Aa_cp-11


Chưa lúc nào đất nước Việt Nam lại có nhiều lễ hội như ngày nay, có thể những lễ hội đã bị quên lãng trong thời kỳ chiến tranh khốc liệt, khi toàn dân đổ xô theo lệnh đảng di giải phóng một đất nước tự do giàu có hơn mình. Cũng có những lễ hội mới được tân trang hay sáng tác mới đây để phù hợp với một đất nước giàu có, văn minh, có văn hoá. Tỉnh nọ có văn hoá, có lễ hội thì tỉnh ta cũng “văn hoá” không kém, từ đó mỗi huyện, mỗi xã trong hàng chục nghìn làng ấp ở Việt Nam, không ai chứng tỏ mình kém “văn hoá” hơn ai.
Trong những năm dưới thời Pháp thuộc, nhìn lại những sự kiện thể thao hay văn hoá của người Việt (có rất ít,) kể cả những trận túc cầu giao hữu, hay thi bơi lội, các nhà ái quốc quá khích, thường cho đó là những tổ chức của chế độ thực dân bày ra cho thanh niên trong nước vui chơi, quên hiện tại, quên mối hận bị cai trị.
Ý niệm đó nếu áp dụng vào thời nay, quả không sai.
Trong khi đất nước đang bị de doạ bởi thế lực của Trung Cộng bành trướng, đảo bị chiếm, đất cho thuê dài hạn, chính quyền ác với dân, cướp đất, cướp nhà, nhân tâm ly tán, đạo lý suy đồi, tham nhũng tràn lan, bắt bớ giam cầm vô cớ… thì dân ồ ạt chạy theo vui chơi cùng lễ hội và lấy rượu làm vui. Điều đó có nằm trong chính sách tuyên vận của đảng như trong kế hoạch của thực dân ngày trước không?
Mỗi năm, tại Việt Nam có khoảng 8,000 lễ hội dân gian (tính đúng theo con số thống kê là 7,966 lễ hội). Khoảng hai phần ba diễn ra trong tháng Giêng Âm Lịch và đa số là ở miền Bắc Việt Nam. Tính đến hết năm 2014, Việt Nam có 27 lễ hội được đưa vào danh mục Di sản văn hóa “phi vật thể” cấp quốc gia, trong 7.966 lễ hội; trong đó có 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,28%), 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài (chiếm 0,12%), còn lại là lễ hội khác (chiếm 0,5%).Các địa phương có nhiều lễ hội là Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương và Phú Thọ.

Bản chất của các lễ hội là cướp, tranh, chém… trong lễ hội có bạo lực và có máu như cướp ấn Đền Trần (Nam Định,) cướp Phết Hiền Quang (Phú Thọ,) cướp Trầu ở Sóc Sơn (Hà Nội,) chém lợn ở Ném Thượng (Bắc Ninh,) cầu Trâu ở Phú Thọ…

Lịch sử của lễ hội rất mơ hồ, phần lớn là truyền thuyết, mà ý nghĩ của lễ hội thì không đem lại diều gì tốt đẹp cho con người. Lễ hội Phết Hiền Quan là một lễ hội của tỉnh Phú Thọ, được tổ chức nhằm tưởng nhớ Thiều Hoa công chúa, một nữ tướng dưới thời Hai Bà Trưng. Lễ hội Cầu Trâu (Phú Thọ) mới được khôi phục (!) lại và được tổ chức thường niên  để tưởng nhớ về công đức của nữ tướng Xuân Nương (thời Hai Bà Trưng). Lễ chém lợn là Lễ hội nhằm tưởng nhớ vị thành hoàng làng (là sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp hoặc tướng quân Đoàn Thượng) đã chém lợn để nuôi quân. Lễ khai ấn đền Trần để “tưởng nhớ công đức của các vua Trần, giáo dục con cháu truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, bảo vệ non sông xã tắc.”

Tôi tạm lấy tài liệu của lễ hội “cầu trâu” để độc giả hiểu thêm, nghĩa là một hội giết trâu rất tàn nhẫn, nhằm để tái thể hiện lễ khao quân của nữ tướng Xuân Nương, thời Hai Bà Trưng (!)

Theo lệ tục, trâu được chọn phải là trâu đực béo khỏe. Tối mùng 9 tháng Giêng, người nuôi trâu phải làm một cỗ gà và một cỗ chay gồm củ mài, mía ngọt, chè lam, chè kho và hoa quả cùng một hũ rượu đem cúng. Tối đến, chủ tế và dân làng cùng 12 người trai tráng khoẻ mạnh với 12 chày vồ (búa gỗ) đến nhà chủ trâu dắt trâu ra đền thờ.Trước khi làm lễ giết trâu, người ta đốt bên cạnh cột buộc trâu hai bó đuốc bằng nứa khô, cúng trước cửa đền.

Con trâu bị cột chặt vào cột gỗ lim, 12 thanh niên đứng chung quanh, khi có lệnh, cầm chày vồ đánh tới tấp vào đầu trâu cho đến khi con vật bị ngã xuống. Khi trâu ngã gục người chỉ huy đánh trâu phải đốt lửa vào bộ phận sinh dục của trâu xem trâu đã chết chưa. Nếu trâu chưa chết sẽ đánh tiếp đến khi trâu chết hẳn. Trâu được lột da, người ta chôn 4 chiếc cọc rồi căng da trâu làm “nồi da nấu thịt” tái hiện việc mổ trâu. Người ta còn cắt 12 miếng thịt trâu ngon ở bắp để tế thần. Sau đó là lễ “chạy chài,” thịt và lòng trâu đặt trên mâm tre, đem ra bến Gềnh để cúng.

Trên đường đi lễ về, người dân thi nhau tranh cướp lễ vật. Ai ăn được miếng cướp này sẽ hên, năm đó làm ăn phát đạt, con cháu thuận hòa làm ăn gặp nhiều may mắn. Người ta đạp lên nhau mà cướp ấn Đền Trần, cướp Phết Hiền Quang, cướp Trầu…, cướp lễ vật trong bất cứ trong lễ hội này, đều đề cao lòng tham, đem lợi lộc cho bản thân và gia đình mình. Giật được lộc vào tay là may mắn, dùng tiền chấm máu con lợn là may mắn, cướp được cái của người khác về nhà là may mắn, sờ đầu, sờ tay, sợ ngực những tượng đá vô hồn cũng cho là may mắn…

Những lễ hội của miền Bắc không  những khuyến khích trò cướp giật bởi lòng tham mà còn khuyến khích bạo lực để chen lấn, giành giật một chỗ đứng hay vươn đến hàng trước đề cướp giật một vật gì đó, quả nó không có giá trị thực tế bao nhiêu, nhưng tệ hơn họ nghĩ đó mang một giá trị tinh thần siêu phàm, bí ẩn, mà dân chúng nghĩ là mang về cho họ một mối lợi, một dịp mà thực tế còn rất mơ hồ. Những lễ hội đó đầy bạo lực, chắc chắn không có nơi cho những ông bà cụ cao niên, râu tóc bạc phơ hay những đứa trẻ được bồng bế trên tay, cho dúng nghĩa với loại văn hoá thương trẻ, kính già.

Chúng ta học hỏi gì nơi bài học 12 thanh niên trai tráng, một người một cái chày vồ, đứng vây chung quanh một con trâu chịu trận, đã được trói chặt vào một cái cột lim, liên tục thay phiên nhau đánh vào đầu con trâu cho đến lúc trâu bị gục ngã. Trò chơi này không bao giờ thể hiện được tính mã thượng của con người như trong các trận đấu bò Tây Ban Nha, khi mà con bò và người matador tranh đấu với nhau, bò được thả ra đấu trường, bò và matador đều có số phận bị giết ngang nhau.

Kết thúc lễ hội chọi trâu, con thắng hay con thua cũng đều bị thọc huyết, vậy thì còn ý nghĩa gì?

   Ở đây, 12 thanh niên mạnh khoẻ, được tuyển chọn để cầm búa đánh vào đầu một con vật đã bị trói cứng vào cột, điều này chúng ta chỉ có thể tạo ra những tên đồ tể trong lò sát sanh, chứ làm sao tạo ra được những anh hùng kiểu Thạch Sanh chém Chằng Tinh được. Dư luận đã cho rằngcác lễ hội tại Việt Nam càng ngày càng u mê, xô bồ và man rợ!
   Tờ Bangkok Post cho rằng lễ hội chém lợn củaViệt Nam vẫn là “đẫm máu nhất” trong khi Jakarta Post của Indonesia đưa tin lễ hội chém lợn của làng Ném Thượng vẫn được tổ chức bất chấp sự phản đối của các tổ chức bảo vệ động vật vì sự “dã man” của nó, khi hai con lợn bị mang ra giữa sân đình và bị chặt làm đôi trước sự chứng kiến của nhiều người. Trẻ con có em 5, 10 tuổi đã đứng gần con lợn, mục kích con lợn bị chém đôi, máu văng tung toé, mà vẫn thản nhiên, không hề sợ hãi. Lớn lên, chúng có thể hành động như tên chém lợn mà không thấy ghê tay.

Văn hoá này không dạy người ta sống tử tế, tốt đẹp, mà dạy con người ích kỷ, tham lam, vơ vét, kiểu “trăm năm trồng người của bác Hồ”. Văn hoá, lễ hội ấy tạo ra những con người XHCN ăn cắp, tham nhũng bằng mọi giá. Văn hoá này là kết quả, thực hành bằng những “lễ hội đường phố” bằng quen bạo lực, đánh nhau chí mạng hay quen nhìn máu đổ, sẵn sáng giết nhau bằng gươm dao. Những lễ hội đó đẻ ra cảnh cướp giật như cảnh dân chúng đổ ra đường  cướp bia khi xe chở bia bị tai nạn, cướp áo mưa do Toà Đại Sứ Hòa Lan phát tặng, cướp cơm từ thiện tại bệnh viện ung bướu, cướp tiền của người bị cướp đổ ra đường, cướp cả thức ăn của vịt khi xe chở hàng gặp nạn…
Lễ Hội ngày nay đẻ ra loại “Văn Hoá Đường Phố” ngày nay.
(3/16)

Huy Phương

Admin
Admin

Posts : 49
Join date : 2017-02-14

https://sgnnews.board-directory.net

Back to top Go down

Back to top


 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum