SaiGonNhoWeekly
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

Chuyện một phóng viên RFA bị Việt Nam cư xử thô bạo và cấm nhập cảnh

Go down

Chuyện một phóng viên RFA bị Việt Nam cư xử thô bạo và cấm nhập cảnh  Empty Chuyện một phóng viên RFA bị Việt Nam cư xử thô bạo và cấm nhập cảnh

Post by Admin Tue Feb 14, 2017 6:34 pm

Sáng thứ Năm, đang lang thang trên Facebook thì tôi nhận được text chat của người bạn: “phóng viên Chân Như của RFA về Việt Nam bị trục xuất, đang trên đường trở lại Mỹ kìa, chị phỏng vấn ngay đi.”

Khi gọi điện thoại, chưa nói được mấy câu thì Chân Như cho tôi biết anh đang ở phi trường San Francisco, sắp đến giờ bay về Washington D.C. Chúng tôi hẹn nhau sẽ tiếp tục câu chuyện khi anh về đến nhà.

Hoàng Đức Chân Như là một khuôn mặt quen thuộc đối với những ai hay theo dõi chương trình của đài RFA. Năm 2015, anh từng về Việt Nam để thực hiện hương trình phóng sự nhiều kỳ, có tên “Việt Nam Qua Ống Kính.” Mà thật ra cũng không cần biết nhiều về anh, chỉ cần gú gồ (google) một vài tựa của chương trình Việt Nam Qua Ống Kính, như: “vì sao họ tranh đấu,” “áp lực, sách nhiễu, cô lực, trấn áp,” thì cũng có thể đoán được tại sao anh lại không được cho nhập cảnh.

Chúng tôi tiếp tục câu chuyện bỏ dở sau khi Chân Như “vừa về đến D.C., ăn vội một tô phở, và tắm thật nhanh, để tỉnh táo” kể câu chuyện bị trục xuất, hay đúng ra, bị cấm nhập cảnh của mình.

Lý do Chân Như bị cấm nhập cảnh là vì “an ninh quốc gia!” Hahaha, không có gì ngạc nhiên.

Dưới đây là câu chuyện bị cấm cửa của người phóng viên trẻ của RFA, theo lời kể của chính nhân vật.

————-
Chuyện một phóng viên RFA bị Việt Nam cư xử thô bạo và cấm nhập cảnh  12755011
Phóng viên RFA Hoàng Đức Chân Như trong chương trình Tết của RFA (Hình: Chân Như cung cấp)

“Lần trước tôi về Việt Nam để thực hiện chương trình “Việt Nam Qua Ống Kính” thì không có vấn đề gì. Kỳ này định về để thực hiện một dự án mới của RFA, nhưng không ngờ về đến nơi thì gặp khó khăn.”

“Trước khi đi, tôi xin Visa thì Tổng Lãnh Sự quán Việt Nam (tại San Francisco) cấp cho giấy miễn thị thực 5 năm. Người bán vé nói “chắc chắn là không có vấn đề gì,” còn người bạn làm trong hải quan thì nói cái tên 4 chữ của tôi hơi  lạ, nhưng không bị nằm trong black list, nên chắc không sao.”

“Tôi về đến Tân Sơn Nhất lúc 1 giờ sáng thứ Ba, ngày 16 tháng Hai. Đứng xếp hàng, đến tôi là người gần cuối, vừa lấy điện thoại ra, vào được WiFi báo cho người nhà là sắp ra khỏi phi trường, thì đến phiên mình.”

Người công an hải quan hỏi:

“Anh tên gì? Đưa passport đây!”

“Người công an hải quan cầm passport của tôi ngắm nghía, rồi nhìn tờ Visa miễn thị thực 5 năm còn trắng tinh, hỏi anh về lần đầu à?”

“Ờ, lần đầu. Tôi nói cho qua chuyện.”

“Nắm tờ Visa của tôi trong tay. Anh công an đi tuốt vào trong. Tôi vờ hỏi mọi người ăn Tết có vui không. Nhưng không ai nói gì.”

“Rồi người công an lúc nãy trở ra, nói: mời đi theo tôi.”

“Tôi lúc đó vẫn chưa lo, vì không nghĩ mình có gì phải sợ. Nhưng cũng quay một khúc phim ngắn, rồi báo cho người đi đón là chắc sẽ phải chờ hơi lâu.”

“Sau đó, một người công an lớn tuổi, hơi ròm, nói giọng Bắc, bước ra. Nhìn Visa và passport của tôi, ông ta nói liền: anh không được nhập cảnh vì lý do an ninh.”

“Ông ta nhìn tôi hách dịch  bảo ngồi xuống đi, rồi tắt cái điện thoại dùm tôi.”

“Tôi nói, điện thoại của tôi, tôi có quyền sử dụng, tại sao lại không cho tôi sử dụng?”

“Không cần biết. Tôi nói anh phải tắt điện thoại đi.”

“Chúng tôi đang giằng co đến đây thì có thêm 4, 5 người công an khác ùa vào.”

Chuyện một phóng viên RFA bị Việt Nam cư xử thô bạo và cấm nhập cảnh  12755310
Phóng viên Chân Như tại phòng công an Hải Quan ở TSN. (Hình: Chân Như cung cấp)

“Họ bắt tôi ngồi đó khá lâu, cũng phải nhiều tiếng đồng hồ. Một lúc, khi người công an lớn tuổi người Bắc ra ngoài, tôi hỏi một anh công an chỗ charge điện thoại, cắm điện thoại vào rồi, tôi lén lén bấm nút thu âm.”

“Một lúc sau ông công an ròm lớn tuổi người Bắc quay lại, mang theo người công an mập mập người miền Nam. Ông cầm theo ba copies của một tờ đơn đã điền sẵn. Đơn viết tên Hoàng Đức Chân Như, không được phép nhập  cảnh vì lý do an ninh quốc gia. Mục “chứng cớ tìm thấy” họ để là “Không.”

“Có thể giải thích tại sao tôi lại không được nhập cảnh vì an ninh quốc gia không? Tôi hỏi.”

Ông công an ròm trả lời: “Chúng tôi không cần phải giải thích, chỉ biết là không cho anh vào vì an ninh quốc gia.”

“Họ bắt tôi ký vào tờ đơn. Tôi nhất định không ký.”

“Đến đây, người công an mập la lớn: Ký đi.”

“Tôi không chịu, định cầm điện thoại lên. Anh ta ra lệnh, không được đụng vào điện thoại.”

“Tôi chỉ charge điện thoại thôi mà.”

“Tôi không cho anh charge. Anh tắt điện thoại đi.”

“Tôi nhất định không tắt điện thoại. Tình hình thật căng thẳng khi tất cả mấy người công an nhất loạt đứng lên, gần như vây lấy tôi, lúc đó vẫn đang ngồi.”

“Tôi lên tiếng. Mời các anh ngồi xuống rồi chúng ta cùng nói chuyện. Các anh nói chuyện với tôi mà đứng, làm tôi cảmthấy bị trấn áp.”

“Chúng tôi không cần ngồi. Đây là đất nước của chúng tôi, chúng tôi muốn làm gì thì làm.”

“Tôi là công dân Mỹ, tôi đến đây du lịch, các anh không được làm như vậy, phải tôn trọng luật pháp.”

“Đây là luật Việt Nam, anh về đây thì anh phải theo luật Việt Nam. Chúng tôi không cho anh vào Việt Nam là vì an ninh quốc gia.”

“Tôi làm gì mà xâm phạm an ninh quốc gia củaViệt Nam?”

“Chúng tôi không cần giải thích.”

“Họ lại kéo nhau đi đâu. Chỉ để lại vài người canh gác.”

Chuyện một phóng viên RFA bị Việt Nam cư xử thô bạo và cấm nhập cảnh  12765610
Phóng viên Chân Như trong chuyến công tác ở Việt Nam năm 2015 (Hình: Chân Như cung cấp)

“Một lúc sau một người công an ôn tồn: Anh chờ đó đi, chúng tôi sẽ cho người làm giấy cho anh ra khỏi Việt Nam.”

“Rồi một nhân viên của hàng không Việt Nam Airlines bước vào, lịch sự: Anh cứ yên tâm, em sẽ làm vé cho anh về Mỹ.”

“Người nhân viên Việt Nam Airlines đi rồi, mấy người công an lại quay lại 3 tờ đơn. Họ tiếp tục bắt tôi ký.”

“Nhìn kỹ tờ đơn, tôi từ chối không ký. Đơn viết: Tên tội phạm: Hoàng Đức Chân Như”

“Tôi không ký cái đơn này được. Tôi có phạm tội gì đâu mà viết tên tôi là tên tội phạm.”

“Ôi cái đơn này hồi nào giờ nó như vậy rồi anh ơi. Tụi em làm sao sửa được. Ký cho xong đi anh ơi, không ký anh không ra khỏi đây được đâu.”

“Biết từ chối mãi cũng không được, chắc đành phải ký thôi, tôi bèn thương thảo

“Các anh có ba bản sao của cùng tờ đơn. Vậy tôi ký rồi tôi giữ 1 bản đó nhe.”

“Được rồi, một người nói.”

“Thấy vậy, ký xong, tôi gấp tờ đơn lại bỏ ngay một bản vào cặp táp của mình, trao hai bản kia cho họ. “

“Lấy được chữ ký của tôi xong, họ mang tờ đơn đi. Những người công an còn lại đứng bên ngoài phòng, nhưng mắt không dừng theo dõi từng cử chỉ của tôi.”

“Ngồi chờ lâu, chán, tôi bắt đầu kiếm trò tiêu khiển. Tôi mở cặp táp, lấy tờ đơn ra, đọc rồi mỉm cười gật gù, và gấp tờ đơn lại cất vào cặp, những cử chỉ mà tôi biết mấy người công an kia đang chằm chằm theo dõi.”

“Và kết quả của sự nghịch phá đó việc là họ xúm lại đòi lại tờ đơn tôi đã ký. Tôi nhất định không trả lại, nói rằng tôi đã ký tên thì phải có một bản sao chứ. Lúc nãy các anh cũng đã đồng ý.”

“Dằng co một lúc, họ vây lấy tôi, một người kẹp lấy tôi và bẻ quặt cánh tay phải của tôi về phía sau để cướp lấy cặp táp, trong khi tôi ra sức gào to, nhưng vô ích.”

“Một người công an nhìn tôi cười khẩy: anh cứ việc la lên đi, dù la to mấy thì cũng không có ai nghe đâu. Chữ nghe ở đây phải hiểu là không có ai làm gì đâu.”

“Thấy tôi tiếp lục la hét, một người nhẩy lên đưa tay bị miệng tôi. Và không hiểu tại sao lúc đó tôi lại nhớ đến linh mục Nguyễn Văn Lý. Có lẽ vì tấm hình ngài bị bịt miệng tại tòa đã làm tôi bị ám ảnh. Tôi tưởng tượng mình sống được một khoảng khắc của linh mục Lý khi ngài bị bàn tay thô bao nào đó bịt miệng. Ôi đất nước tôi.”

Chuyện một phóng viên RFA bị Việt Nam cư xử thô bạo và cấm nhập cảnh  12755010
Phóng viên Chân Như trò chuyện với Blogger Trần Lân Thắng tháng Tư, 2015. (Hình: Chân Như cung cấp)

———–

Không cần tôi phải hỏi nhiều, phóng viên Hoàng Đức Chân Như kể một mạch, nói một hơi, như muốn trút hết qua đường giây điện thoại nỗi uất ức của mình, dù bên vai phải bị bẻ quặt của anh đang đau đau ê ẩm.

Giờ đã an toàn trở về đến Mỹ, anh có cảm nghĩ gì? Tôi đặt câu hỏi kết thúc câu chuyện.

“Cảm nghĩ thì nhiều lắm chị. Hơi tiếc là tờ đơn mình đã ký bị cướp lại. Buồn là mình không vào được Việt Nam để thực hiện dự án mình được giao phó, nhưng đổi lại việc bị cấm nhập cảnh cũng là một kinh nghiệm. Nhưng ý nghĩ chua xót nhất là mình là công dân Mỹ mà còn bị hiếp đáp, trấn áp như vậy thì nói gì đến những nhà bất đồng chính kiến, những người đấu tranh ở Việt Nam…”

“Còn nữa, tôi nghĩ những người công an cũng biết xấu hổ về việc họ làm, cũng biết sợ thế giới bên ngoài biết được những hành vi đàn áp của họ với tôi.”

“Và quan trọng hơn cả, họ sợ nhiều sự thật khác bị phơi bày cho  nên mới không dám cho một ký giả nước ngoài nhập cảnh, dù đó là một ký giả Việt Nam.”

Admin
Admin

Posts : 49
Join date : 2017-02-14

https://sgnnews.board-directory.net

Back to top Go down

Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum